[Từ Thượng Hải xa hoa, xuôi về miền Giang Nam sắc nước hương trời!] Phần 1
Người ta thường nói “chưa đến Bắc Kinh thì chưa biết quyền hạn mình nhỏ, chưa đến Thượng Hải thì chưa biết túi tiền của mình ít, chưa đến Giang Nam thì chưa biết tuyệt sắc giai nhân là gì”. Hôm nay, chúng ta cùng xem liệu những vùng đất này có gì mê hoặc đến vậy nhé! Bến Thượng Hải không chỉ là biểu tượng của một thời kỳ lịch sử đầy biến động mà còn là minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ và đầy tham vọng của Trung Quốc hiện đại. Đứng trên bến cảng, ngắm nhìn sự đối lập kỳ diệu giữa những kiến trúc châu Âu cổ kính bên này và những tòa nhà hiện đại bên kia, ta cảm nhận rõ nét sự thay đổi không ngừng của Thượng Hải – thành phố nơi lịch sử và tương lai luôn đan xen, hòa quyện.
I. Chuẩn bị trước khi đến Thượng Hải
Khi chuẩn bị cho chuyến du lịch đến Thượng Hải, bạn nên lưu ý chuẩn bị các điều sau:
- Visa: tham khảo kinh nghiệm xin visa tự túc tại đây
- Sim: bạn có thể mua sim Trung Quốc tại đây để tiện liên lạc và sử dụng dịch vụ di động trong quốc gia này. Đây là sim cho khách quốc tế nên bạn có thể sử dụng Facebook, Google bình thường chứ không cần dùng những app vượt tường lửa (VPN) nếu bạn sử dụng sim quốc nội Trung Quốc.
- Ứng dụng cần thiết: Tải về và sử dụng các ứng dụng quan trọng như Trip, Ctrip, Qu nar, Didi và các ứng dụng bản đồ như Baidu Maps hoặc Gaoge Maps để đặt vé máy bay, đặt khách sạn và tìm đường đi (Chi tiết hơn cách đặt phòng cũng như sử dụng bản đồ Trung Quốc mời bạn đọc tại đây)
- Vé máy bay: Hiện nay đã có nhiều đường bay thẳng là Hà Nội/ HCM đến Thượng Hải, giá vé khoảng 6-8tr)
- Booking Khách sạn (chi tiết ở mục V)
- Hướng dẫn Khai báo Y tế khi nhập cảnh Trung Quốc
- Ví hidden belt: Giữ tiền và giấy tờ quan trọng sát người, bạn có thể tham khảo loại này của Decathlon tại đây
- Đồ Dùng Sinh Hoạt:
– Bàn chải và kem đánh răng, khăn mặt, và xà phòng (những Airbnb, Hotel ở EU sẽ không chuẩn bị sẵn kem đánh răng,… cho bạn) - Thiết Bị Điện Tử:
– Sạc dự phòng.
– Máy ảnh và thẻ nhớ dự phòng
– Adapter cắm điện đa năng: Phù hợp với ổ cắm của mọi nơi (Một số nước sử dụng ổ cắm lỗ tròn/ lỗ ba chân dẹt, ổ loại A, B,…nên cách tốt nhất là PHẢI MANG ADAPTER bạn nhé, bạn có thể tham khảo loại tôi dùng tại đây - Thuốc Khẩn Cấp (những thứ ở nước ngoài rất đắt và khó mua:
– Thuốc giảm đau và thuốc cảm cúm.
– Thuốc tiêu hóa và thuốc dị ứng.
– Băng cá nhân và dung dịch sát trùng.
Hy vọng danh sách này sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho chuyến du lịch sắp tới. Hãy lưu lại và chuẩn bị hành lý một cách thông minh nhất nhé!
Những câu hỏi thường gặp!!!
-
Không biết tiếng Trung có đi Trung Quốc tự túc được không?
Có, nhưng sẽ khá khó khăn! Hầu hết người Trung Quốc kể cả giới trẻ đều khá hạn chế trong việc nói tiếng Anh vậy nên sẽ rất mất thời gian ở khoảng dùng Translate, tôi vẫn khuyên bạn nên biết giao tiếp cơ bản hoặc trong nhóm đi cùng nên có một bạn biết tiếng Trung. Nói đi cũng phải nói lại, dù có gặp rào cản ngôn ngữ nhưng người TQ đa số mà tôi gặp đều rất nhiệt tình giúp đỡ, thật sự rất rất ấm lòng luôn đoá!!!
2. Hải quan trung Quốc hỏi những gì? Tips?
Nếu bạn đã từng đi phỏng vấn xin visa thì cuộc thẩm vấn sẽ diễn ra tương tự như vậy. Xoay quanh về mục đích chuyến đi, công việc của bạn, lương lậu, tài chính của bạn có đủ để chi trả. Ngoài ra, anh hải quan còn mạnh dạn xem hết tin nhắn wechat của tôi và album ảnh. Ở phần này quan trọng nhất là TRẢ LỜI THẬT, nếu hải quan phát hiện ra có lời khai nào không trùng khớp sẽ có quyền trục xuất bạn mà không cần giải thích thêm. Vì vậy, cứ bình tĩnh trả lời chính xác là được bạn nhé!
3. Không có số điện thoại Trung Quốc có đi được không?
Được! Chính phủ Trung Quốc hiện đã chặn hết số điện thoại quốc tế, sim mà bạn dùng cũng chỉ là sim data cho du khách. Sẽ hơi bất tiện một chút vì một số app yêu cầu sđt Trung Quốc để đăng nhập, nhưng các ứng dụng cần thiết như đặt xe (didi trong Alipay), bản đồ, wechat đã đủ để bạn sống tốt rồi. Chi tiết hơn bạn có thể đọc tại đây
Di chuyển ở Thượng Hải:
- Taxi: Taxi là phương tiện di chuyển phổ biến và tiện lợi trong Thượng Hải. Giá cước taxi ở Thượng Hải chỉ cao hơn Việt Nam một chút, vậy nên nếu bạn đi nhóm 3-4 người thì hoàn toàn có thể lựa chọn đi taxi để thuận tiện và đỡ đi bộ nhiều. Với khách du lịch không có sđt Trung Quốc, bạn có thể vào app Alipay, sau đó chọn mục Didi (ứng dụng taxi của Trung Quốc) để gọi xe nhé!
- Tàu điện ngầm/xe bus: Đây là phương tiện di chuyển phổ biến và an toàn để khám phá thành phố. Mua vé và sử dụng tàu điện ngầm yêu cầu bạn biết một ít tiếng Trung, đây là cách di chuyển rất rẻ, giá vé dao động từ 3-5 tệ.
Mua vé tàu điện ngầm/metro ở Trung Quốc
Sau khi đã xác định được các tuyến tàu cần đi, bạn vào Alipay, sau đó vào mục Transport, chọn thành phố bạn đang ở (ví dụ như Thượng Hải), app sẽ hiện ra một mã QR để bạn quét qua cổng. Các tính năng app-in-app này ở Trung Quốc thật sự rất tiện so với việc phải mua thẻ cứng và nạp tiền vào như những nước khác nhỉ?
Lưu ý: các ga tàu điện ngầm ở Trung Quốc đều phải kiểm tra an ninh như ở sân bay, bạn đưa đồ qua máy quét sau đó lấy lại, mình thấy việc này diễn ra nhanh thôi, lại đảm bảo an toàn nên không phiền phức gì cả, vậy nên cứ mạnh dạn đi metro nhé!
II. Những địa điểm “phải đến” khi du lịch Thượng Hải
Day 1+2: Hoàng Phố – nơi chằng chịt dấu vết phát triển của con rồng phương Đông
-
Cầu Zhapu (乍浦路桥) – sông “Seine””của Thượng Hải
Nơi này là địa điểm ngắm bình minh và hoàng hôn rất chill~,bên cạnh cầu có một vài quán cà phê, bạn có thể đến đây để ngắm nhìn dòng người và thả tầm mắt xuống dòng sông Tô Châu thơ mộng~
Cách đi: Xuất phát từ cổng Tòa nhà Bưu điện, bạn băng qua đường Tứ Xuyên, bên kia là vị trí chụp ảnh, nếu bạn muốn chụp vài bức ảnh kiểu “Anh” thì đây là địa điểm thích hợp~.
Note: Tường hai bên bờ sông tương đối cao, bạn chị khó đi xa hơn một chút sẽ có một bục cao để bạn có thể chụp ảnh mặt nước
-
Bảo tàng chứng khoán (证券博物馆)
Nhiều bạn trẻ nghe đến hai từ “bảo tàng” đều có vẻ hơi ngán ngẩm, vậy nên hầu hết mọi người chỉ chụp ảnh ở ngã tư bên ngoài, và rất ít người đi vào nhưng thực tế là bên trong rất đáng để tham quan.
Nơi đây hiện nay là Bảo tàng Chứng khoán, trước đây gọi là “Khách sạn Licha”. Đây là tòa nhà theo phong cách tân cổ điển kiểu Anh-Victoria theo phong cách Baroque có lịch sử gần 200 năm.
Tại sao lại nói khu Hoàng Phố là nơi nơi chằng chịt dấu vết phát triển của con rồng phương Đông? Ở ngay tại bảo tàng chứng khoán này. Chiếc đèn lồng đầu tiên ở Trung Quốc được thắp sáng, chiếc TV đầu tiên được kết nối, điệu nhảy kiểu phương Tây đầu tiên được du nhập, rạp xiếc đầu tiên và bộ phim ngoài trời bán âm thanh đầu tiên đều diễn ra. Và tất nhiên, còn có cả sàn giao dịch chứng khoán đầu tiên nữa!
Sảnh tầng 1 ở đây vẫn giữ được khung cảnh chân thực của sàn giao dịch chứng khoán hồi đó. Nội thất bên trong toàn bộ tòa nhà mang đậm phong cách thời đại.
📍Địa chỉ: Số 15 đường Hoàng Phố, Bảo tàng Chứng khoán Trung Quốc, Bờ Bắc cầu Waibaidu
🎫Vé: Miễn phí
⏰Giờ mở cửa: Thứ Ba – Chủ Nhật, 9:30 – 16:00, lượt vào cuối cùng lúc 15:30
-
Bến Thượng Hải – Waitan
Bến Thượng Hải, nơi đã từng khu tô giới cho người nước ngoài sinh sống (một Tô giới là một phần đất nằm trong một quốc gia có chủ quyền nhưng bị một thực thể khác quản lý), vậy nên nơi này thừa hưởng các tòa nhà mang đậm kiến trúc châu Âu với những công trình nguy nga tráng lệ theo phong cách Gothic, Ba rốc vẫn còn được giữ gìn nguyên vẹn cùng những cửa hiệu sầm uất, nhộn nhịp.
Những tòa nhà quanh khu vực Ngoại Than (Waitan) chạy dọc theo Trung Sơn Đông Nhất Lộ, những tòa nhà ở đây đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của Thượng Hải.
Tòa nhà đắt đỏ bậc nhất này trước đây là ngân hàng HSBC của anh, nay là Ngân Hàng phố Đông, bên cạnh là tòa Hải Quan của Thượng Hải, từ 1863-1919 tòa nhà này do người Anh quản lí, sau năm 1919 người TQ mới được thu thuế hải quan của hàng nước ngoài nhập khẩu vào nước của họ. Đây là quá trình mà người Trung Quốc đã nhượng bộ rất nhiều cho các nước thực dân khác. Đồng hồ của tòa nhà này 15 phút sẽ điểm chuông một lần và các tiếng chuông lú 25p, 30’ 45’ sẽ khác nhau.
Bến Thượng Hải chạy dọc theo dòng sông Hoàng Phố, năm 1844 được định chỉ là tô giới của Anh, nơi đây biểu trưng cho sự phát triển và thay đổi của toàn thành phố TH. Khi là Tô giới của Anh, triều đình nhà Thanh vẫn đang còn tồn tại, và mãi đến năm 1943 nơi này mới được nhượng quyền lại cho Trung Hoa dân quốc.
Note: Bến Thượng Hải rất dài (khoảng 1,5km), vậy nên bạn có thể chọn đến một vài địa điểm đẹp như:
-
Giao lộ của Đường Đông Bắc Kinh và Đường số 1 Đông Trung Sơn
-
Giao lộ đường Đông Bắc Kinh và đường Yuanmingyuan (北京东路和圆明园路交叉口)
-
Giao lộ đường Cửu Giang và đường giữa Giang Tây, phía trước tòa nhà Lihe (九江路与江西中路交叉口,礼和大楼门前) (Bến Thượng Hải và Tháp Ngọc Phương Đông (外滩源与东方明珠))
-
Đường Vũ Khang
Thượng Hải xuất phát là một thành phố cảng nên sự giao thoa văn hóa được thể hiện rất rõ rệt.
-
Tòa nhà Shamei (傻妹大楼) – chiếc ô cửa sổ nhỏ với chiếc view huyền thoại
Địa chỉ: Số 190, Đường Đông Bắc Kinh, Thượng Hải
Từ nhỏ, tôi đến đâu cũng thích chụp lại những ô cửa sổ. Những ô cửa sổ nhỏ như một lăng kính cho tôi nhìn bao quát cả một thị trấn nhỏ. Tôi nhớ những ô cửa nhỏ trên một pháo đài ở Salzburg, ở đó không đông đúc như ở Shamei này đây, tôi đã đứng đó, chịu từng cơn gió thốc, chỉ để hưởng trọn cái không khí mà biết đâu, còn rất lâu nữa tôi mới quay lại! Ô cửa sổ ở Shamei cũng không phải là ngoại lệ.
Bạn có thể lên chụp ảnh ở tầng 7 của tòa nhà Shamei, trên tầng thượng còn có cả quầy bar. Vị trí camera đẹp nhất là cửa sổ trên mái nhà.
-
Biệt thự Mahler (马勒别墅)
The Mahler Villa là biệt thự sân vườn riêng được thiết kế và xây dựng bởi hãng Mahler Do Thái của Anh vào năm 1927. Phải mất 9 năm mới hoàn thành. Để thoát khỏi cuộc chiến năm 1941, Mahler rời Trung Quốc, để lại lâu đài trong mơ không thể mang đi~
Tòa nhà chính của biệt thự cao ba tầng và theo phong cách Navian-Na Uy. Toàn bộ tòa nhà được trang trí bằng màu đỏ son, sử dụng gạch chịu lửa, mặt cầu thang chủ yếu bằng gỗ tếch với gạch men màu ở giữa, bên trong chia thành các phòng lớn nhỏ, trang trí và chạm khắc rất phức tạp, dùng cho các bữa tiệc chiêu đãi.
Phía Nam tầng 1 là sân vườn, giữa có bãi cỏ, xung quanh là các loài hoa và cây quý như cây bách, tuyết tùng.
Note: Check-in spots:
- Trên cầu vượt đường Nam Thiểm Tây và đường giữa Diên An (陕西南路和延安中路天桥上)
- Trước bãi cỏ sân vườn biệt thự sau khi xuống cầu vượt (下了天桥的别墅花园草坪前)
DAY 3: Nơi phố Đông tấp nập
-
Đông Phương Minh Châu – Biểu tượng của Thượng Hải
Thành phố Thượng Hải được chia thành hai khi phố chính: khu phố Đông (nơi tập trung của các tòa nhà cao tầng) và Hoàng Phố (phố đi bộ Nam Kinh, Ngoại Than, quảng trường Nhân dân)
Khu CBD của thượng Hải có 4 tòa nổi bậc, bao gồm: Trung tâm tài chính, Kim Mậu, trung tâm Thượng Hải, tháp Đông Phương Minh Châu
Tháp Đông Phương Minh Châu là tòa tháp truyền hình của Thượng Hải, nhưng ngoài chức năng phát sóng truyền hình thì còn là khu tổ hợp dịch vụ, từ nhà hàng, khách sạn, trung tâm mua sắm, khu trưng bày và triển lãm… cả tháp có tổng cộng 11 quả cầu. Thiết kế của Đông Phương Minh Châu dựa trên câu thơ “大珠小珠落玉盘“ hạt lớn, hạt bé rơi trên đĩa ngọc.
-
Tòa tháp trung tâm Thượng Hải
Tòa tháp trung tâm Thượng Hải là tòa tháp cao thứ 2 trên thế giới với thiết kế hình tam giác bo góc và được xoắn từ dưới lên, được biết, thiết kế này sẽ làm giảm đi lực tác động của gió. Ngoài ra, có một đường chéo bao quanh tòa nhà, chính là biểu trưng cho sông Hoàng Phố chảy qua TP Thượng Hải. Bạn cũng có thể tham quan hệ thống giảm chấn (giảm rung lắc chấn động) lớn nhất thế giới, nơi có biểu diễn âm thanh ánh sáng rất bắt mắt. Hiện tại Trung Quốc đã bắt đầu giới hạn tất cả các tòa nhà cao tầng, cho nên có thể tòa Trung Tâm Thượng Hải này sẽ là toà nhà cao tầng nhất của Trung Quốc và sau này sẽ không có tòa nhà nào phá vỡ kỷ lục của nó nữa!
-
Miếu Thành Hoàng – những câu chuyện lịch sử và lưu giữ niềm kiêu hãnh của dân tộc
Xung quanh và bên trong khuôn viên miếu bày bán rất nhiều đồ ăn vặt và đồ lưu niệm cho bạn có thể thoải mái ăn uống và shopping!
Những địa điểm tham khảo khác ở Thượng Hải:
-
Phố Trung Âu (上海魔都|中欧街)
Cá nhân tôi không thích nơi này lắm vì có phần hơi nhếch nhác nhưng Đây có thể là một lựa chọn tốt nếu bạn là người ưa thích check-in kiểu kiến trúc châu Âu.
📍Địa chỉ: Phố Zhongou, Thượng Hải, Số 567, Xa lộ Puxing, Quận Minhang🚇Phương tiện: Tuyến số 8 (Lối ra số 5 của ga tàu điện ngầm đường Luheng)
📍地址:闵行区浦星公路 567号上海中欧街
🚇交通方式:8号线(芦恒路地铁站 5号口)
-
Chùa Tĩnh An
Một ngôi chùa huy hoàng với sắc vàng lóng lánh.
Trong khuôn viên chùa có những cột đá, đỉnh cột có 4 chú sư tử hướng về 4 phương. Trong tiếng Trung, nơi này được gọi là Phạm Trảng, được xuất phát từ Ấn Độ thời vương triều khổng tước, vua A-sô-ka, thời trước, trước khi quy y cửa phật ông đã chém giết rất nhiều người trên chiến trường. Đến cuối đời về cửa Phật, ông cho xây dựng nhiều cột đá có khắc chân kinh, đặt ở nơi nhiều người biết đến để người sau có thể đọc và lĩnh hội được.
III. Thượng Hải ăn gì?
-
Mỳ cua lông Thượng Hải
Người Thượng Hải rất thích ăn những chú cua lông này, họ làm rất nhiều món như mỳ cua, cơm cua, bánh bao cua,… và giá cả cũng khá cao, rơi vào khoảng 100-120 tệ (350k-400VND) nhưng chất lượng và hương vị thì thật sự trên cả tuyệt vời!
Địa chỉ tham khảo: 万航渡路121号 ( No. 121 Wanhangdu Road)
- Bánh ngọt
Địa chỉ: 读酥世家 (Dú sū shìjiā)
IV. Tổng chi phí cho chuyến đi Thượng Hải – Ô Trấn 6 ngày
Vé máy bay |
Khách sạn |
|
Vé vào cổng các khu danh thắng |
SIM |
Di chuyển |
Ăn uống |
Tiêu vặt + mua sắm |
Tổng |
|
¥ |
500 tệ/ đêm |
|
~1000 tệ |
300¥ |
300¥/ ngày |
600¥ |
Đã bao gồm vé máy bay |
||
VND |
7.000k |
1.700k*5 |
|
3.600k |
400k |
1.000k |
1.000k*6 |
2.000k |
~ 28.000k VND |