[Du lịch Đài Loan tự túc] Hướng dẫn chi tiết
Tôi vốn chỉ định đến Đài Bắc cho đỡ thèm khát “anh Trung Quốc” những ngày dịch dã hoành hành, ấy thế mà con đường đến đất nước chỉ cách 3 giờ bay này lại quá nhiều trắc trở, đành đi một vòng thế giới trước rồi giờ mới đặt chân đến đảo quốc này ~ Thôi thì cuối cùng cũng đã được nói thứ tiếng Hoa “xịn”, ăn món Hoa “xịn” và mặc cho đầu óc cuốn trôi bởi những ngọn sóng Thái Bình Dương rồi~
Dưới đây là kinh nghiệm, những thứ cần có và chi phí sơ bộ cho 5 ngày 5 đêm ở Đài Bắc:
I. Cần chuẩn bị gì trước khi du lịch Đài Loan
1. Visa:
E-visa: Nếu bạn đang có visa (hoặc đã hết hạn trong vòng 10 năm) của Mỹ, Canada, Anh, Nhật, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, khối Shengen sẽ được miễn thị thực nhập cảnh vào Đài Loan và được lưu trú trong 14 ngày.
Link đăng ký visa online: https://niaspeedy.immigration.gov.tw/nia_southeast/
Lưu ý: đối với visa Nhật và Hàn, bạn bắt buộc phải có dấu nhập cảnh rồi thì e-visa mới được chấp nhận
Visa dán: Nếu bạn không đạt điều kiện trên, sẽ phải đến trung tâm văn hoá xin visa như bình thường và mất khoảng 50$ nhé!
Visa dán Đài yêu cầu khắc khe nhất là BHXH và BHYT do doanh nghiệp đóng (không phải loại bạn tự đóng), điều này chứng minh bạn có công việc ở VN, vì người Việt Nam sang Đài trốn lại rất nhiều nên phần visa này khá gắt gao!
2. Tiền tệ:
Đài Tệ của Đài Loan có mệnh giá khoảng 78.000k VNĐ=100 Đài Tệ. Nếu ở Hà Nội Hà Trung hoặc mang USD sang Đài đổi cũng được.
3. Thẻ Easy Card:
Đây là thứ không thể thiếu khi bạn đặt chân lên Đài Loan. Thẻ Easy Card có thể thanh toán hầu hết các phương tiện di chuyển đi lại. Xuống sân bay, bạn đi theo lối đến trạm MRT, bạn sẽ thấy quầy bán vé ở gần đó. Thẻ có giá 300 TWD, có sẵn 200TWD để bạn di chuyển.
4. Sim điện thoại
Bạn có thể mua sim Đài Loan tại đây để tiện liên lạc và sử dụng dịch vụ di động trong quốc gia này. Đến nơi, bạn chỉ cần lắp sim và bật chuyển vùng dữ liệu là có thể sử dung được thay vì phải loay hoay mua sim ở sân bay với giá rất cao.
- Đồ Dùng Chống Trộm:
– Ví hidden belt: Giữ tiền và giấy tờ quan trọng sát người, tránh lởn vởn bọn trộm ở những chiếc túi hiệu đắt tiền, bạn có thể tham khảo loại này của Decathlon tại đây - Thiết Bị Điện Tử:
– Sạc dự phòng.
– Máy ảnh và thẻ nhớ dự phòng
– Adapter cắm điện đa năng: Phù hợp với ổ cắm Đài Loan (hầu hết các nơi ở Đài đều sử dụng ổ cắm dẹt loại A/B) nên cách tốt nhất là PHẢI MANG ADAPTER bạn nhé, bạn có thể tham khảo loại tôi dùng tại đây - Thuốc Khẩn Cấp (những thứ ở nước ngoài khó mua):
– Thuốc giảm đau và thuốc cảm cúm.
– Thuốc tiêu hóa và thuốc dị ứng.
– Băng cá nhân và dung dịch sát trùng.
II. Lịch trình Đài Loan 5 ngày 4 đêm
Ngày 1: Di chuyển Hà Nội – Đài Bắc
Đài Bắc chỉ cách Hà Nội khoảng 2,5 giờ bay và giá vé cũng rất phải chăng, chỉ khoảng 4-6tr tuỳ thời điểm. Ngày đầu tiên vì tôi bay chuyến muộn nên chỉ đi lang thang chợ đêm gần nhà để mua sắm và ăn uống. Thời tiết ở Đài cũng nóng và oi vào mùa hè, vậy nên bạn cũng đừng nên xếp lịch trình quá dày nhé!
Tôi nhớ lần tôi ở châu Âu mùa hè, tôi có thể đi chơi từ 8h sáng đến 11h đêm, thế mà ở Đài trời oi quá, mồ hôi ra nhiều, 10h sáng tôi mới đi mà 4h chiều đã mệt lả và muốn về nhà rồi :(((
Vậy nên, hẹn bạn cùng tôi khám phá Đài Bắc ngày 2!
Ngày 2: Đài tưởng niệm Tưởng Giới Thạch – Đại Đạo Thành – chợ đêm Ximending
Tưởng Giới Thạch là nhà lãnh đạo quân sự và chính trị từng giữ vai trò là chủ tịch chính phủ Trung Hoa Dân quốc từ năm 1950 đến 1975. Trong đài có một bức tượng rất lớn của Tưởng Giới Thạch, để lên đó phải đi qua 89 bậc thang, tương đương với số tuổi khi qua đời của Tưởng Giới Thạch.
Ngoài ra, bạn có thể xuống tầng dưới để tham quan và nghe kể lại hết những câu chuyện một thời khởi nghĩa của Trung Hoa Dân Quốc. Bạn cũng có thể xem thoải mái những triển lãm nghệ thuật hay ho. Tóm lại, có rất nhiều thứ để bạn khám phá bên trong đó, kể cả những thứ liên quan đến quyền con người, tự do giới tính, quả không hổ danh là đất nước châu Á hiếm hoi ủng hộ hôn nhân đồng giới nhỉ?
Cách đi: Để tới được Đài tưởng niệm Tưởng Giới Thạch, bạn bắt tàu điện đi tới nhà ga MRT C.K.S Memories Hall Station.
Note: chị Google maps hoạt động rất tốt ở Đài chứ không như “mẫu quốc”, vậy nên bạn hoàn toàn có thể tìm cách đi phương tiện công cộng ở app nhé!
Trong khuôn viên của đài tưởng niệm còn có hai kiến trúc quan trọng khác là Nhà Hát quốc gia (National Theater) , và Trung Tâm Hòa Nhạc quốc gia (National Concert Hall). Trong khu này còn có một quán trà sữa Chun Shui Tang rất ngon nữa!
Điểm đến tiếp theo là Đại Đạo Thành!
Đại Đạo Thành (Da Dao Cheng)
là một thương phố sầm uất một thời của thành phố Đài Bắc, nơi giao thương mua bán các đặc sản, chế tác của Đài Loan. Nơi này đã trở thành nền tảng của sự phát triển kinh tế và văn hóa.
Chợ đêm Tây Môn Đình
Đây là một trong những chợ đêm lớn nhất Đài Bắc, tôi đã ăn món gà rán ngon nhất mình từng ăn ở khu chợ này. Vốn là một đứa không hề đạo gà, thế mà sự giòn ngoài trong dai giòn mọng nước đúng là làm tôi nhớ mãi!!!
Ngoài ra, có một thứ sẽ ám ảnh bạn ở tất cả khu chợ đêm, làm tôi lúc đầu ngỡ là mùi cống, dĩ nhiên là đậu hũ thúi. Vâng, thối cuồng dại, thối đến điên đầu, và dĩ nhiên tôi không thể nuốt nổi. Nhưng anh em người Đài khen dữ lắm, bạn thử nhé!
Ngày 3: Tháp 101 – Công viên địa chất Dã Liễu – chợ đêm Silin
Toà tháp Taipei 101 này đã từng là niềm tự hào của người Đài khi là toà nhà cao nhất thế giới trong suốt 6 năm, đến năm 2010 thì bị Dubai soán ngôi. Bạn có thể lên tháp với giá vé 600k hoặc đi lang thang để check-in cùng toà tháp như tôi.
Các địa điểm check-in cùng Taipei 101:
-
Con hẻm nhỏ huyền thoại: xem định vị google maps tại đây
-
Leo núi Xiangshan: xem định vị google maps tại đây
Công viên địa chất Dã Liễu
Công viên địa chất Dã Liễu hay còn gọi là Yehliu thuộc thị trấn WanLi, nằm ở phía cực Bắc Đài Loan, tiếp giáp Thái Bình Dương.
Nơi này nổi tiếng với những tảng đá nhấp nhô có hình thù kỳ lạ bị xói mòn qua năm tháng theo dòng chảy của thời gian và những di tích hóa thạch.
Cách đi: nơi này cách Đài Bắc khoảng 1 giờ xe buýt, bạn có thể đến Taipei Main station và đi xe buýt 1815/1815A, giá khoảng 85TWD
Ngày 4: Làng Cổ Cửu Phần – Thập Phần – chợ đêm Raohe
Thập Phần
Đây là nơi cực kì nổi tiếng mà ai đến Đài Loan cũng mặc định là phải ghé qua. Khu phố cổ nằm ngay sát một đường ray xe lửa, trước đây được xây dựng để vận chuyển than. Hiện nay thì người dân tận dụng các khu vực ở hai bên đường ray để mở các gian hàng bán đồ lưu niệm, các loại đồ uống, thức ăn đường phố.
Làng Cổ Cửu Phần
Cửu Phần (Jiufen) là một ngôi làng nho nhỏ trên ngọn núi Keelung cách Taipei khoảng 50km. Sở dĩ có cái tên Cửu Phần bắt nguồn từ việc ngôi làng cổ này trước đây chỉ có 9 hộ gia đình sinh sống, khi ra ngoài mua hàng hóa hoặc thức ăn đều phải đem đủ 9 phần về cho 9 gia đình.
Đông nhất Cửu Phần thì chắc chắn chính là con ngõ nhỏ đâm xuống trà quán A Mei Tea House, nơi tôi đang đứng đây, và cũng là check-in spot duy nhất ở khu phố này.
Bạn có thể ngồi ở những quán trà ven đây để ngắm làng cổ lên đèn và hoàng hôn buông xuống.
Cách đi: các khu làng đều cách trung tâm Đài Bắc khá xa, khoảng hơn 1 giờ tàu/buýt chạy. Như hướng dẫn ở trên, tuỳ vị trí bạn ở mà bạn có thể đi theo sự hướng dẫn của google maps nhé!
III. Những món nhất định phải ăn ở Đài Loan:
a. Trà sữa
b. Mỳ bò
c. Gà rán: Again???
Buồn cười là có lần tôi đi EU, KFC bên đó ngon hơn ở VN nhiều, hương vị không hề liên quan, tôi quên luôn mấy món gà rán ở VN. Rồi đến Đài. Vâng, tôi quên luôn KFC ở châu Âu. Gà rán kiểu Đài Loan giòn tan, nóng sốt và có vị hơi cay một chút. Mặc dù là đồ chiên nhưng phần thịt gà bên trong vẫn mềm nên ăn không có cảm giác bị khô miệng. Nhất định phải thử!!!
d. Dim sum
e. Kem xoài đá xay
f. Bánh crepe kiểu Đài
IV. Tổng chi phí chuyến đi Đài Loan
-
Vé máy bay: 4-5.000k
-
Khách sạn: 2.500k/ người (Airbnb)
-
Chi tiêu+ăn uống+đi lại: 6.000k/ người
Tổng khi phí hết khoảng 14.000k
Chi phí trên dĩ nhiên sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào nhu cầu của bạn, đi taxi hay phương tiện công cộng, ăn lề đường hay ăn nhà hàng, ở Airbnb hay khách sạn 4-5 sao. Nhưng nếu bạn muốn trải nghiệm nhiều nhất văn hoá địa phương và không ngại khổ, budget 13-15tr là hoàn toàn khả thi!
Chúc các bạn có một chuyến đi vui!