[THIÊN ĐƯỜNG MALDIVES] Mùa hè trôi qua kẽ tay!
Tôi đã từng gọi lắm nơi là “thiên đường”, từ Ý sang Úc rồi lần này lại đến Maldives. Thôi thì “mỗi nước một vẻ, mười phân vẹn mười”!. Tôi đi cũng tương đối nơi trên thế giới rồi, từ các vùng biển nóng đến biển lạnh, từ Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương rồi Thái Bình Dương, thì với tôi đây chắc chắn là một trong những vùng biển đẹp nhất và nên đến nhất trên thế giới! Màu nước xanh ngọc đặc trưng của Maldives bao quanh lấy tôi, vỗ về tôi bằng những gợn sóng thật êm, Maldives lấy đi hết những phiền muộn của du khách và để lại những ký ức thật đẹp mà có lẽ ta chỉ có thể tìm được ở đảo quốc này! Giấc mơ để thiên đường biển đảo này thật ra không quá xa vời và đắt đỏ như tôi vẫn hay nghĩ, dù vẫn sẽ có đủ những yếu tố trải nghiệm văn hóa, nghỉ dưỡng xa hoa. Chi tiết, mời bạn ghé xem bài viết bên dưới nhé!
1. Lịch trình chi tiết du lịch Maldives
Ngày 0: Hà Nội – Kuala Lumpur – Malé (thủ đô nhỏ bé của Maldives)
Vì không có đường bay thẳng và thời gian quá cảnh khá dài, tôi dành nguyên ngày đầu tiên chỉ để di chuyển và đáp đến thủ đô Male vào 10:00 sáng ngày hôm sau. Sẵn sàng enjoy Maldives cùng tôi nha!
Ngày 1+2: Đảo dân sinh Maafushi
Đáp đến sân bay Velana, tôi ghé đến quầy Oredoo mua sim 4G, giá sim là 40USD, sim này mạng rất mạnh phủ sóng hết tất cả các đảo của Maldives. Khi điện thoại đã Well connected, tôi bắt speedboat qua đảo Maafushi mất khoảng 35USD.
Tại sao lại là Maafushi? Dễ hiểu sẽ là như thế này, ở Maldives có 2 loại đảo chính là đảo dân sinh và đảo tư nhân. Những Poster xa hoa về những villa trên mặt nước mà bạn thường thấy là ở đảo tư nhân, chi phí ở đây vô cùng đắt đỏ, đắt đến tôi khó tưởng tượng nổi. Tôi vẫn nhớ cảm giác ngỡ ngàng khi họ charge tôi khoảng 1.5 triệu cho một đĩa khoai tây bé tí =))). Ngược lại, đảo dân sinh như Maafushi thì mọi thứ đều dễ thở hơn, vậy nên tôi đã chọn ở đây 3 trong số 7 ngày tôi đến Maldives.
Về Maafushi, đây là một hòn đảo dân sinh nhỏ nhưng khá nhộn nhịp so với các hòn đảo dân sinh khác ở Maldives, nơi này nổi tiếng với các loại daytour ngắm cá mập, cá heo, manta,… với giá rất cạnh tranh so với việc bạn mua tour từ resort ở đảo tư nhân.
Sau khi check-in khách sạn ở Maafushi, tôi lượn và tìm một nhà hàng nhỏ ở đảo để ăn và đi mua daytour lặn cùng cá mập cho ngày hôm sau. Lần này tôi chọn mua daytour của Sea Monkey Maldives với giá là 100USD bao gồm cả phí quay chụp dưới nước và drone.
Ngày 2: Daytour Ngắm cá heo + lặn cùng cá mập y tá + check-in cùng cá đuối
Chúng tôi xuất phát từ 8:00 sáng, sau gần 1 tiếng mênh mông giữa biển và trời, chúng tôi đã đến vùng biển của các em cá heo hay chơi đùa. Thật ra, không phải lúc nào nhóm cũng may mắn gặp được cá heo nhảy múa. Ngày hôm đó chúng tôi đã rất may mắn khi gặp được các đàn cá heo đang háo hức biểu diễn và liên tục quay, nhảy trước mắt. Cảm giác thích thú này thật khó lòng diễn tả =)) nên mời bạn xem khuôn mặt nhí nhố của tôi bên dưới nhé :>
Ngắn đàn cá heo tung tăng ở Maldives.
Sau khi ngắm chán chê cá heo, tôi đến nơi cho cá mập y tá ăn. Đây chính là nơi tạo ra những thước phim với cá mập ảo diệu và là một trong những lí do chính khiến tôi đến Maldives! Thật khó để kiếm được một vùng biển nào khác có nhiều cá mập y tá hiền lành và xinh đẹp đến vậy.
Tôi nhận được vô vàn câu hỏi về việc “không sợ cá mập ăn mất hả?”. Thật ra, đây là loài cá mập nhám rất hiền và không tấn công con người, thậm chí khi bạn có vết thương hở cũng không cần quá quan ngại, vì chúng phân biệt được mùi máu của cá và mùi máu của người. Thêm nữa, tỉ lệ cá mập cắn người thậm chí còn thấp hơn với tỉ lệ rơi máy bay, chúng ta vẫn đi máy bay bình thường đó thôi!!!
Giữa lòng đại dương bao la, nơi ẩn chứa những bí ẩn hàng triệu năm, cá mập bơi lội như những vệ thần của biển cả. Chúng không phải là kẻ thù của con người, mà là một phần của hệ sinh thái tuyệt đẹp này.
Shark tank này thân thiện và thư giãn hơn nhiều cho với Shark tank mà mọi người hay đi kêu gọi vốn nhiều đó!! =)))
Sẽ có ít nhất ba người trên thuyền phục vụ bạn. Một người sẽ cho cá ăn ở đuôi tàu để chiêu mộ mấy em cá mập, một người sẽ điều khiển drone trên thuyền để chụp ảnh trên không cho bạn, và sẽ có một người xuống biển hướng dẫn và chụp ảnh bạn dưới nước để bảo vệ sự an toàn của bạn. Để tôi có thể lênh đênh trên biển và có những thước phim thật đẹp bạn chỉ cần cần làm theo hướng dẫn của captain là okay nha!
Sau đó chúng tôi đến địa điểm tàu chìm để lặn và chụp ảnh Con tàu được bao phủ bởi san hô rất đẹp ~
Đến giờ trưa, cano đưa chúng tôi ghé thăm đảo Fuldihoo, đây là một đảo dân sinh nhỏ khác, nơi bạn có thể chụp ảnh và chơi đùa cùng những chú cá đuối mập mạp và rùa!
Ngày 3: Lặn cùng Cá Mập Voi (Whaleshark) và Chân trần ở Sandbank
Chi phí: 100 USD/người ( drone + 20 USD/người)
Việc chúng ta có thể nhìn thấy cá mập voi hay không một lần nữa cũng phụ thuộc vào may mắn. Chúng tôi và nhiều thuyền khác bắt đầu tìm kiếm cá mập voi vào lúc 10 giờ sáng và đã nhìn thấy mấy chú cá mập voi nhiều lần trong quá trình tìm kiếm nhưng mấy chú bơi quá nhanh. Khi thuyền đến, chúng tôi xỏ chân vịt và nhảy xuống biển nhưng không kịp nữa…
Thôi thì các chú cá mập không độ ta thì ta nhờ chú Thuyền trưởng độ. Thái độ của anh thuyền trưởng thực sự có trách nhiệm và anh ấy đã dẫn chúng tôi tìm thấy cá mập vào lúc khoảng 1:20, các tàu khác bỏ cuộc nhưng thuyền trưởng của chúng tôi đã không từ bỏ và tui đã tìm thấy cá mập zoiiii! Thế là hôm đấy chỉ có thuyền chúng tôi là thấy được cá mập voi ~ Mọi người lần lượt chụp ảnh với các chú cá, điềm tĩnh và thân thiện :3
Chân trần ở Sandbank!
Sau một ngày lặn ngắm cá mập chán chê, chúng tôi ăn trưa ở Sandbank. Sandbank là những dải cát nhỏ, dài nằm ngay giữa đại dương bao la, các bãi sandbank này thường chìm mất khi thủy triều lên nhưng khi thủy triều rút, toàn bộ bãi cát biển hiện ra, như kéo một chiếc đuôi dài vô cùng tận, đẹp đẽ, thanh tao và huyền ảo. Chúng tôi đã đứng ở đó rất lâu nhìn dòng nước hai bên hòa vào nhau – một thú vui vô cùng lãng mạn ở Maldives!
Mỗi năm khi mực nước biển dâng lên, các sandbank này sẽ dần dần nhỏ dần, cứ như thế cho đến khi chúng chìm hẳn vào đại dương vô tận…
Tại đây, bạn có thể thuê dịch vụ bay drone với giá $30 nhé.
Ngày 4: Nơi thủ đô Malé có phần nào “nhếch nhác”
Tôi dậy sớm check-out, cano của khách sạn đưa tôi về lại thủ đô Male, tranh thủ dạo quanh thủ đô, mua ít đồ lưu niệm, hít thở, ngắm nghía mấy công trình văn hóa ở đây, rồi từ bắt taxi ra sân bay (~80 Rufiaah) để chờ resort đón, sẵn sàng cho những ngày sống “TRÊN MẶT NƯỚC” đúng nghĩa.
Nói là thế, nhưng tôi vẫn thấy thủ đô này có lắm điều thú vị chứ không đơn thuần chỉ là một trạm trung chuyển thường bị du khách lãng quên. Bạn có thể dành nửa ngày ở đây để cảm nhận phong tục địa phương của người Hồi giáo, đến những địa điểm như:
- Cầu hữu nghị Trung Quốc-Maldives: Cầu hữu nghị này dài 2.000 mét và rất, rất ngoạn mục. Cây cầu kết hợp khéo léo các yếu tố cổ điển của cây cầu Trung Quốc với phong cách Hồi giáo địa phương phong phú.
- Chợ cá (Fish Market): ở gần chợ cá, bạn có thể bắt gặp vô vàn nhưng chú cái đuối béo ú nu bơi lượn dưới làn nước trong vắt
- Hukuru Miskiiy hay còn gọi là Thánh đường Hồi Giáo Thứ Sáu
Tình cờ thấy người dân Maldives làm lễ chào cờ tại quảng trường ở Thủ Đô Male
Ngày 5+6+7: Nơi Water Villa xa hoa bậc nhất
Chúng tôi dành full 3 ngày enjoy ở resort, những giây phút cuối cùng ở thiên đường biển đảo Maldives. Tôi nghĩ quỹ thời gian như vậy là đủ để ăn chơi nhảy múa ở cái resort mắc nhất tôi từng ở rồi =))) Lâu nữa thì cháy túi mất. Ở Maldives có vô vàn lựa chọn về resort trên mặt nước cho bạn lựa chọn, giá của những căn water villa này rơi vào khoảng 20 triệu đến tận 100 triệu/ đêm tùy vào vị trí, hạng phòng, mùa cao hay thấp điểm.
Những hoạt động bạn nhất định nên làm ở resort:
- Snorkelling quanh villa (free) nếu bạn ở water villa, hoặc quanh resort. Vì resort nào cũng giữa biển nên cá khá nhiều, đôi khi sẽ có cá đuối, cá mập con,…
- Chèo kayak quanh đảo resort (40USD)
- Snorkelling tiếp hoặc Scuba diving, Free diving, nói chung là các hoạt động lặn (với các tour lặn này bạn nên mua tour khi ở Maafushi cho rẻ nhé, rẻ hơn cực nhiều đấy (có khi chỉ bằng 1/10 giá ở resort). Nếu bạn cần chỗ book tour ngon bổ rẻ ở Maafushi thì có thể hỏi tôi (page: Em ơi Travelmate).
- Hệ sinh thái dưới lòng biển ở Maldives đẹp mỹ mãn, vậy nên có một số tour lặn nên quan tâm: lặn ngắm Rùa biển, lặn cùng Cá đuối, lặn cùng Cá mập, lặn cũng Whale Shark (cá mập voi/cá nhám voi)
- Đi các tour lãng mạn: ăn trưa/tối ở sandbank, ăn tối trên bãi biển, xem phim trên bãi biển,…
2. Nên đến Maldives vào thời gian nào?
Thời tiết Maldives chia làm 2 mùa:
- Mùa khô: kéo dài từ tháng 12-4, thường rất ít mưa hoặc mưa chút là tạnh, trong đó lượng mưa ít nhất là tháng 2-3, nên đây là hai tháng đẹp nhất để đi Maldives.
- Mùa mưa: từ tháng 5-10, lúc này thời tiết rất khó đoán, đôi khi có những cơn bão ngắn vài ngày, mưa nhiều hơn.
Dĩ nhiên, giá cả cho mọi dich vụ mùa cao điểm sẽ đắt hơn, đôi khi đắt hơn gấp 2 gấp 3 là chuyện thường tình, nên mọi người cân nhắc trước khi lựa chọn thời gian đi nhé. Nếu bạn không ngại mưa và muốn enjoy Maldives với mức giá dễ thở hơn, bạn có thể cân nhắc mùa thấp điểm.
3. Xin visa và các lưu ý về giấy tờ khi du lịch Maldives
Maldives theo chế độ visa on arrival, nghĩa là khi bạn đáp đến sân bay mới phải làm thủ tục xin visa. Việc cần chuẩn bị cực kì đơn giản, bao gồm:
- Vé máy bay cả chiều đi và về để show từ sân bay VN
- Điền tờ khai nhập cảnh vào Maldives trong vòng 72 giờ trước khi chuyến bay khởi hành và lưu mã QR được tạo trên điện thoại của bạn https://imuga.immigration.gov.mv/ethd
Tôi đọc rất nhiều thông tin trên mạng thì thấy mọi người nói hải quan hỏi: thẻ ngân hàng, $500 tiền mặt mỗi người, nhưng tôi không bị hỏi gì cả. Bạn cẩn thận có thể chuẩn bị đầy đủ nhé.
Lưu ý: Các bạn nên mặc lịch sự đúng chuẩn Hồi giáo ở sân bay.
- Sim điện thoại.
Maldives đang tặng miễn phí sim, chắc để kích cầu du lịch sau Covid. Khi bạn lấy xong hành lý gửi, trước khi ra đến khu vực bên ngoài (tức là vẫn bên trong khu check-in), ngay đối diện cửa ra có 1 máy lấy sim tự động bên tay trái, chỉ cần scan passport là có 1 free sim, trong đó có một số tiền nhất định để call và vào mạng. Tuy nhiên số tiền có sẵn không nhiều đâu nên bạn có thể nạp thêm hoặc mua hẳn sim có sẵn 100GB với giá 50USD nhé!
- Tiền Maldives.
Tiền Maldives là đồng Rufiyaa. Bạn có thể đổi $ sang tiền này hoặc không, nhưng lưu ý là nếu bạn không đổi thì người Maldives họ sẽ tính áng ra số tiền $ và làm tròn. Ví dụ taxi từ sân bay về Male mất 100 rufiyaa, tương đương $6-7 nhưng nếu trả bằng $ sẽ là $10. Số tiền chi phí ăn uống, đồ lưu niệm,…tính ra sẽ rất lẻ, nên đổi nhiều đồng $1 cho dễ xử lý nhé.
4. Phương tiện di chuyển ở Maldives
4.1 Cách di chuyến đến Maldives
Maldives nằm ở Nam Á, nhưng từ Việt Nam chưa có đường bay thẳng, nên cũng như trước đây đi Bali dù gần vẫn phải transit, đi Maldives cũng vậy.
Các bạn có thể tìm vé máy bay giá rẻ trên skyscanner (trang web so sánh giá vé mb, họ sẽ link bạn đến các đại lý bán vé mb). Bạn có thể chọn mua vé qua Mytrip, Trip.com, Traveloka.
Lưu ý: mua các hãng giá rẻ như AirAsia, giá chưa bao gồm hành lý, cộng thêm giá hành lý có khi không chênh giá Singapore Airlines bao nhiêu. Mà bay Sing Air transit ở Changi đẹp, tiện lợi, nhiều dịch vụ hơn nhiều. Nếu bay AirAsia transit ở Kuala Lumpur, sb transit của các hãng giá rẻ KLIA2 ở KL vừa chật chội, dịch vụ chả có gì ngoài đúng 1 quán ăn nên tranh nhau ghế ngồi. Nếu transit ở đây thì bạn nhớ chuẩn bị đồ ăn, hoặc sân bay có bán mỳ hộp cho bạn úp ăn tạm. Nếu bạn transit lâu, có thể vào thành phố chơi, chi tiết về cách di chuyển và địa điểm check-in ở Kuala Lumpur mời bạn đọc tại đây.
Chi phí mua vé mùa cao điểm và mua 2 tuần trước khi bay từ khoảng 16-17tr/ng trở lên (bao gồm 20kg hành lý gửi). Nếu bạn book sớm và bay mùa thấp điểm tôi nghĩ sẽ rẻ hơn nhiều.
4.2 Cách di chuyển tới resort hoặc đảo dân sinh ở Maldives
Để di chuyển đến các resort biển hoặc đảo dân sinh ở đây có 3 cách:
- Đi speedboat hoặc phà công cộng tới các đảo dân sinh gần trung tâm, phà giá chỉ vài $ còn speadboat $25/ng/lượt. Tới các đảo resort xa hơn buộc phải đi speedboat với giá vài chục đến vài trăm $. Speedboat có thể đi từ sân bay, còn phà công cộng hơi rườm rà hơn, phải bắt taxi từ sân bay vào 1 bến phà trong trung tâm Male, rồi mới đi (thêm khoảng $10 taxi). Tôi thì chọn speedboat cho lành vì đỡ say, đi cũng nhanh hơn tiết kiệm thời gian. Nếu đến resort thì nên book speedboat qua resort hoặc book hãng ngoài thì phải hỏi resort trước, vì một số resort chỉ cho speedboat của họ cập bến thôi.
- Bay máy bay nội địa tới đảo, hoặc tới 1 đảo nào đó rồi lại đi speedboat từ đảo đó về đảo resort bạn book, dành cho các resort xa trung tâm (có thể book chuyến bay nội địa qua TMA), nhưng đi lại thế rất mệt vì chia mấy chặng.
- Bay seaplane (thuỷ phi cơ) về resort. Chỉ các resort ở xa mới có chế độ di chuyển kiểu seaplane, nên ai chưa đi bao giờ, tôi highly recommend chọn resort ở xa để trải nghiệm cảm giác bay thuỷ phi cơ nhé dù hơi tốn kém ( khoảng $400/người trở lên) nhưng với người mê trải nghiệm thì đáng tiền vì được nhìn Maldives, nhìn các resort từ trên cao và trải nghiệm cảm giác cất/ hạ cánh trên mặt nước. Bạn có thể book seaplane qua resort hoặc qua TMA. Nhưng lưu ý seaplane có thể đổi lịch, nên book qua resort nhỡ may có gì họ take care cho bạn nhé. Book qua resort còn có người của resort đón tôi ở tận sân bay, làm check-in seaplane cho tôi, đưa tôi vào lounge riêng, dẫn tôi đến tận chân seaplane rồi mới đi.
Big note: hành lý xách tay của seaplane không được quá 5kg. Nhiều người đã bị tình trạng người đến resort trước mà hành lý gửi đến sau nên đồ gì cần thiết nhớ để xách tay.
5. Thuê khách sạn/ resort ở Maldives
Maldives là 1 quốc đảo với hệ thống các đảo lớn nhỏ, trong đó có các đảo tư nhân (các đảo resort), và các đảo dân sinh (đảo không thuộc sở hữu tư nhân và có người dân sinh sống, nói chung không phải đảo resort). Các đảo dân sinh nổi tiếng nhất là đảo thủ đô Male, Maafushi, Villingili và Hulhumale (đảo sân bay, có cầu nối với đảo thủ đô Male). Đây cũng là những đảo “trung tâm”, đảo gần thủ đô.
Các đảo dân sinh có đảo không có bãi biển (điển hình như Male), bãi biển không đẹp bằng hoặc dân sinh sống nên không thể hoang sơ, thơ mộng như các đảo resort được. Vậy nên nếu bạn có điều kiện thì nhất định phải ở vài đêm đảo resort. Tuy nhiên, nếu ăn uống, book tour đi chơi thì đảo dân sinh rẻ hơn resort rất rất nhiều (có khi chỉ bằng 1/10). Và nếu thích không khí nhộn nhịp, tận hưởng chút khói lửa nhân gian hơn thì phải qua đảo dân sinh rồi. Vậy nên, nếu muốn tối ưu hoá chi tiêu, nên ở resort vài ngày và ở đảo dân sinh vài ngày.
Đảo dân sinh các bạn có thể lựa chọn là Maafushi, vì là đảo chuyên du lịch nên rất nhiều hàng quán, các bên bán tour, cả đảo chỉ làm du lịch =))). Thủ đô Male chỉ cần ghé qua 1-2h cho biết một số công trình quốc gia và xem không khí của 1 trung tâm hành chính như thế nào. Muốn biết dân thường sinh sống như thế nào thì ghé Villingili hoặc Hulhumale.
Lưu ý: Đảo resort có các dạng villa/bungalow khác nhau, thường hot và đắt nhất là các Water villa (villa nằm trên mặt nước, signature của Maldives). Lưu ý, đảo càng xa trung tâm thì giá phòng càng rẻ nhưng giá phương tiện đi từ đảo sân bay tới đảo resort càng mắc và ngược lại. Đảo dân sinh thì chỉ có hotel hay homestay thôi.
Giá villa ở resort mùa cao điểm thường rẻ nhất từ khoảng 20tr/đêm trở lên (thuế ở Maldives tận 16%, thêm phí dịch vụ 10%, phí môi trường 1-2%), mùa thấp điểm sẽ rẻ hơn tương đối.
Không những tiền phòng ngất ngưỡng, ở resort thì không có lựa chọn nào khác ngoài ăn ở resort mà giá các bữa ăn ở những căn water villa đó chắc bạn cũng ngầm tưởng tượng được rồi. Vì vậy nếu bạn không định tiết kiệm theo cách mang đồ ăn từ VN qua cho cả bữa trưa và tối thì có mấy lựa chọn cho bạn cân nhắc:
- Book All-inclusive (gồm 3 bữa ăn, đồ uống dùng thoải mái cả ngày, trà chiều,…tuỳ chính sách của mỗi resort)
- Chỉ book thêm bữa trưa, bữa tối (nếu book thêm thì các bữa này cũng là buffet thôi)
- Book phòng bao gồm bữa sáng thôi rồi đến đó ra nhà hàng tự chọn, thích gì ăn nấy
Bình thường buffet ở resort đã bạt ngàn đồ ăn, ăn no lặc lè rồi nên lời khuyên của tôi là ai ăn khoẻ, uống nhiều mới nên book All-inclusive. Tôi thì đã lỡ 1 bữa tối đặc biệt toàn hải sản của resort tổ chức ở nhà hàng tự chọn, vì lỡ book phòng đã gồm bữa tối mất rồi.
Giá hotel ở các đảo dân khoảng tầm 2tr/đêm.
Lựa chọn của tôi cho resort là Fushifaru vì:
- Resort ở rất xa nên tránh được các tour tham quan resort
- Được đi seaplane
- Thiết kế Fushifaru khá tinh tế, nature oriented chứ không công nghiệp như một số resort khác
- Là 1 hòn đảo nhỏ nên khách trên resort sẽ không đông lắm
Thực tế trải nghiệm là tôi gần như hài lòng ngay từ thời điểm đặt chân tới resort vì họ chào đón mọi khách tới bằng 1 band nhạc, vòng cổ, khăn lạnh và những cái ôm ngay từ khi bạn vừa bước chân ra khỏi seaplane, sẵn sàng xách hộ khách dù chỉ là 1 cái mũ, và khi về thì đứng chào, vẫy tay cho đến khi seaplane bay lên bầu trời mới thôi. Trong suốt quá trình ở resort, nhân viên đều niềm nở, nice, tôn trọng và thăm hỏi khách mọi lúc mọi nơi. Họ khiến bạn cảm thấy một bầu không khí vui vẻ và ấm áp (sự ấm áp mới là thứ quan trọng, thứ value added đặc biệt, tạo ra sự khác biệt). Không ngạc nhiên khi rating cho Fushifaru rất cao.
Nếu có điều kiện bạn có thể chọn mấy resort xịn sò hơn với nhà hàng dưới biển nên vừa ăn vừa có thể ngắm cá,…(nhưng cá nhân tôi chi tiết này k có ý nghĩa vì plan đi lặn ngắm cá mấy ngày liền rồi, nên với tôi ăn tốt nhất ngắm biển thôi, ăn uống cho nó chánh niệm, bình yên).
Đối với các hotel trên đảo Maafushi, tôi nghĩ chọn hotel nào bạn thích đều okay, đừng care location nhé. Vì các đảo thật ra đều bé tí, đi loanh quanh tí là hết nên cứ hotel nào sạch sẽ, phòng ok, rating cao thì chọn.
Nếu plan cho chuyến đi, theo tôi bạn nên ở resort là chính, 2 đêm ở Maafushi nếu bạn đi 2-3 tours (vì mỗi ngày đi được 1 tours thôi), vào chơi Male tầm 2h, đi lâu có thời gian thì ghé mấy đảo dân sinh khác xem dân sinh sống. Nếu chọn chuyến bay của AirAsia bay đến Maldives buổi tối, thì tối đó book luôn ngủ ở Male, tối đó và sáng hôm sau tranh thủ ngó Male tí là đủ biết về trung tâm hành chính này rồi bạn ạ.
6. Ăn gì ở Maldives?
Ban đầu đất nước Maldives do dân Ấn, hoặc Sri Lanka (các quốc gia lận cận) di cư sang, đến thế kỉ 12 Maldives mới bị đô hộ bởi Hồi giáo. Thế nên, dễ dàng thấy đồ ăn ở đây na ná mấy quốc gia này. Tuy nhiên, nếu ở resort, đồ ăn sẽ là Intertional style. Các bạn nên đọc review của các khách ở resort để xem đồ ăn ổn không. Có resort cũng bị khách chê toàn đồ Hồi giáo rất khó ăn. Tôi chọn Resort Vadoo vì ngoài total rating của resort rất cao còn bởi đồ ăn được khen ngon và đa dạng. Khi tôi ở đó, đồ ăn thay đổi theo ngày. Mỗi đêm sẽ khác nhau, vd: Indian night, Asean night, Japanese night,…Ngoài ra có 1 số món phổ biến và dễ ăn thì luôn có.
Nếu bạn không ăn nhiều, thì như tôi đã note ở mực “Ở đâu”, không cần mua gói All-inclusive với quyền lợi ăn uống đều hều làm gì.
Ngoài resort, ở đảo Maafushi , đồ ăn ở các nhà hàng cũng khá đa dạng để bạn chọn. Bạn nào khó ăn lắm thì mang ít mỳ gói đi nhé.
Lưu ý: Tuyệt đối không được mang thịt lợn tới Maldives vì đây là quốc gia Hồi giáo, họ không ăn thịt lợn. Nếu không bạn vừa phải vứt đi và có khi còn bị phạt nặng. Những món ăn vặt có mang đi cũng đọc kĩ thành phần xem có thịt lợn không nhé!
Một số Lưu ý quan trọng khác:
- Ở sân bay Maldives có dịch vụ gửi hành lý (mấy counter ngay ngoài sân bay, đối diện cổng check-in Seaplane nha). Nếu các bạn không muốn ở đảo dân sinh, nhưng muốn tranh thủ tham quan thời gian ngắn (nửa ngày, vài tiếng), từ resort trở lại sân bay, có thể gửi ở đây rồi đi chơi cho thoải mái.
- Quần áo: Maldives là quốc gia Hồi giáo nên phụ nữ hay đàn ông ở những đảo dân sinh không nên mặc quá sexy, dù bạn là người NN, nếu bạn không muốn gặp rắc rối, trừ khi ở resort hay khi đi tour. Ở các đảo dân sinh, bạn không được mặc bikini đi lang thang mà sẽ có bãi tắm riêng dành cho người mặc bikini. Please take note!
- Maldives cực nóng, nhất là mùa cao điểm từ tháng 11-4 nên hãy mặc đồ ngắn tay, chất liệu mát nhé. Nhớ mang kem chống nắng vì cái nắng ở đây cũng cực kì dã man. Có thể mang theo thuốc bôi dị ứng do lặn biển có thể chạm vào các sinh vật biển gây dị ứng.
- Người Maldives hầu hết nói được tiếng Anh nên bạn cứ vô tư mà bắn tiếng Anh ở muôn nơi nhé.
- Cài sẵn Whatsapp vì các bạn host take care từng villa ở resort sẽ liên lạc với bạn qua whatsapp. Và bạn cần gì cũng nhắn nhủ host qua đó, khỏi cần alo ra lễ tân.
- Đi đâu thì cũng nên mua bảo hiểm du lịch, Maldives cũng vậy. Mọi chi phí ở đây khá đắt đỏ, nhiều người dân Maldives còn than phiền về sinh hoạt phí ở chính nước họ, phải cho con sang nước lân cận như Sri Lanka học, nên phí khám chữa bệnh chắc cũng căng đó ạ. Mua phí bảo hiểm du lịch chỉ mấy trăm ngàn cho trip dưới 10 ngày, nên mua tránh gặp vấn đề sức khoẻ.
- Thứ 6 là ngày nghỉ cuối tuần của đạo Hồi nên hãy plan chơi bời ăn uống và book tour trước cho ngày này, kẻo bình thường họ nghỉ không làm việc đâu.
- Again! Tuyệt đối không được mang thịt lợn tới Maldives vì đây là quốc gia Hồi giáo, họ không ăn thịt lợn. Nếu không bạn vừa phải vứt đi và có khi còn bị phạt nặng.
7. Chuẩn bị trước khi đến Maldives
Với kinh nghiệm nhiều lần mất đồ và những kiếp nạn vô tận ở nước ngoài, tôi đã tổng hợp một danh sách hành lý đầy đủ nhất cho chuyến đi đầy đủ bên dưới. Nếu bạn đang lên kế hoạch du lịch Maldives, hãy tham khảo nhé~!
- Vật Dụng Cần Thiết:
– Hộ chiếu: Luôn đảm bảo rằng hộ chiếu của bạn còn hạn sử dụng và mang theo bản sao dự phòng.
– Vé máy bay và đặt chỗ khách sạn: In sẵn và lưu bản mềm trên điện thoại. - Đồ Dùng Chống Trộm:
– Ví hidden belt: Giữ tiền và giấy tờ quan trọng sát người, tránh lởn vởn bọn trộm ở những chiếc túi hiệu đắt tiền, bạn có thể tham khảo loại này của Decathlon tại đây - Đồ Dùng Sinh Hoạt:
– Bàn chải và kem đánh răng, khăn mặt, và xà phòng (những Airbnb, Hotel ở EU sẽ không chuẩn bị sẵn kem đánh răng,… cho bạn) - Thiết Bị Điện Tử:
– Sạc dự phòng.
– Máy ảnh và thẻ nhớ dự phòng
– Adapter cắm điện đa năng: Phù hợp với ổ cắm của mọi nơi (Một số nước sử dụng ổ cắm lỗ tròn/ lỗ ba chân dẹt, ổ loại A, B,…nên cách tốt nhất là PHẢI MANG ADAPTER bạn nhé, bạn có thể tham khảo loại tôi dùng tại đây - Thuốc Khẩn Cấp (những thứ ở nước ngoài rất đắt và khó mua):
– Thuốc giảm đau và thuốc cảm cúm.
– Thuốc tiêu hóa và thuốc dị ứng.
– Băng cá nhân và dung dịch sát trùng.
Hy vọng danh sách này sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho chuyến du lịch sắp tới. Hãy lưu lại và chuẩn bị hành lý một cách thông minh nhất nhé!
8. Tổng chi phí cho chuyến đi Maldives 7 ngày
Vé máy bay |
Khách sạn ở Maafushi |
Resort |
Day Tour |
SIM |
Di chuyển (taxi, du thuyền) |
Ăn uống |
Tiêu vặt + mua sắm |
Tổng |
|
Chi phí |
12tr/ người |
3tr/ đêm*3 |
21tr/ đêm*3/ 2 người |
2.6tr/ day tour *2 |
1.3tr/ sim |
7tr/ người |
2tr/ ngày/ người | ~ 5tr |
~160 triệu/ 2 người |